Trợ giúp:Tăng trưởng/Công cụ/Sửa đổi gợi ý

This page is a translated version of the page Help:Growth/Tools/Suggested edits and the translation is 88% complete.
Outdated translations are marked like this.
Trang nhà Wikipedia và mục sửa đổi gợi ý

Cảm ơn bạn đã sử dụng công cụ sửa đổi gợi ý và muốn tìm hiểu thêm!

Sửa đổi gợi ý là một phần của dự án "Nhiệm vụ người mới" của nhóm Tăng trưởng thuộc Tổ chức Wikimedia. Suggested edits are available at all Wikipedias.

This page reviews the suggested edits feature available on desktop browsers and mobile browsers. The Wikipedia Android app also offers suggested edits.

Mục đích của sửa đổi gợi ý

Mục tiêu của sửa đổi gợi ý là để giúp người mới đến thực hiện sửa đổi thành công đầu tiên của họ. Có thể bạn đã có sẵn mong muốn sửa đổi điều gì đó khiến bạn đến với Wikipedia -- Nếu vậy thì sửa đổi gợi ý có thể dạy bạn các kĩ năng sẽ giúp bạn thành công thực hiện sửa đổi mà bạn muốn làm. If that's the case, suggested edits can teach you skills that will help you succeed on the edits you want to do. Hoặc có thể bạn muốn sửa đổi, nhưng chưa biết phải bắt đầu từ đâu.

Mục sửa đổi gợi ý sẽ cung cấp một chuỗi các bài viết cần sửa đổi, cùng với loại sửa đổi mà chúng cần (ví dụ như biên tập hoặc thêm liên kết) và tần suất lượt xem của bài viết đó. Hãy click vào bài viết để ghé thăm nó và bắt đầu sửa đổi thôi!

Cách sử dụng

Video hướng dẫn cách truy cập trang nhà và sử dụng mô-đun sửa đổi gợi ý
Đối với hướng dẫn từng bước bằng hình ảnh, xem: Special:MyLanguage/Help:Growth/Tools/Suggested edits#Visual guidance.

Mục sửa đổi gợi ý có vị trí nằm tại trang nhà của bạn. Nếu bạn cần trợ giúp trong việc bật và tìm trang nhà, hãy nhấn vào đây. Làm theo các nút và màn hình để khởi động mục sửa đổi gợi ý. sau khi khởi động, bạn sẽ nhìn thấy một chuỗi các bài viết cần sửa đổi. Bạn có thể lọc danh sách theo độ khó và theo chủ đề.

Độ khó

 
Lựa chọn mối quan tâm (điện thoại)

Một trong những menu trong mục sửa đổi gợi ý cho phép bạn chọn mức độ khó. Có nhiều loại sửa đổi Wikipedia, và mục sửa đổi gợi ý chứa năm loại khác nhau. Chúng được phân thành ba nhóm dễ, vừa và khó.

  • Dễ
    • Biên tập là việc sửa các lỗi nhỏ trong cách viết bài, và nó là một cách tuy dễ nhưng có giá trị để làm quen với việc sửa đổi Wikipedia. Biên tập giúp bài viết trở nên chuyên nghiệp và đáng tin cậy hơn.
    • Thêm liên kết là cách dễ nhất để sửa đổi. Liên kết giúp người đọc di chuyển giữa các bài viết để tìm hiểu được nhanh hơn.
  • Vừa
    • Tìm tham khảo sử dụng sách, trang web, và nguồn tin tức để hợp thức hóa rằng Wikipedia là chính xác, và việc thêm chúng vào bài viết là để người đọc có thể thấy tự tin rằng những gì họ đọc là đúng.
    • Cập nhật bài viết là cần thiết bởi vì sau một khoảng thời gian nhất định với những sự kiện mới xảy ra, bài viết sẽ trở nên lỗi thời. Hãy tìm và thêm thông tin đúng để Wikipedia luôn luôn chứa sự thật hiện tại.
    • Add an image suggests an image from other wikis that match the article topic. Newcomers have to check if the image is accurate, and write a caption. [This feature is a test at a few Wikipedias ]
  • Khó
    • Mở rộng bài viết là cần thiết bởi vì nhiều bài viết Wikipedia chỉ dài một đến hai câu. Hãy tìm thêm thông tin và thêm chúng vào để khiến bài viết hoàn thiện hơn.
    • Tạo bài viết mới là một trong những thứ khó thực hiện nhất tại Wikipedia. Chúng tôi không khuyến khích người dùng mới thử điều này khi họ lần đầu sửa đổi.

Chủ đề

Bạn có thể lọc danh sách dựa trên chủ đề bạn quan tâm. Bạn có thể tìm bài viết dựa trên bốn nhóm chủ đề: Văn hóa, Lịch sử và xã hội, Khoa học, Công nghệ và Toán học, và Vùng. Hãy chọn một hoặc nhiều chủ đề mà bạn muốn sửa đổi!

[This feature is a test at a few Wikipedias (ar, bn, cs, es)] You can filter the topics in two ways: "Match at least one selected topic" or "Match all selected topics".

Sửa đổi

Đây là phần quan trọng nhất! Khi bạn thấy một bài viết làm bạn thu hút, hãy click để đi tới nó. Sau đó bạn có thể click Sửa đổi (hoặc chạm vào cây bút chì trên điện thoại) và tạo ra những thay đổi. Trình sửa đổi trực quan sẽ xuất hiện, kể cả nếu trước đó bạn sử dụng trình sửa đổi mã nguồn. Điều này là bởi vì các hướng dẫn được cung cấp tập trung vào việc sử dụng sửa đổi trực quan. Bạn không cần phải sửa toàn bộ bài viết đâu -- bất cứ thay đổi nào dù nhỏ cũng làm nên sự khác biệt. Any small change makes a difference. Sửa lỗi chính tả, thêm liên kết, thêm tham khảo -- hoặc là làm tất cả cùng một lúc.

 
Bảng trợ giúp với hướng dẫn

Khi bạn đang ở bài viết, bạn sẽ nhận được các hướng dẫn về cách click sửa đổi và hoàn thiện thành công một sửa đổi. Bạn có thể tìm thấy hướng dẫn ở bảng trợ giúp ở dưới cùng bên phải màn hình của bạn (hoặc ở dưới cùng trên điện thoại).

Các hướng dẫn được chia thành các bước đơn giản đi kèm với ví dụ để giúp bạn nhanh chóng hiểu được cách thực hiện một loại nhiệm vụ cụ thể.

Bạn luôn có thể ẩn và mở lại bảng bất cứ khi nào bạn muốn!

Sau đó bạn có thể xuất bản sửa đổi của bạn, và rồi tiếp tục sửa thứ gì đó khác!

Nếu bạn tắt Bảng trợ giúp trong phần cài đặt thì bạn cũng sẽ mất các gợi ý cho Sửa đổi gợi ý.

Câu hỏi thường gặp

Các chủ đề được áp dụng vào bài viết như thế nào?

Chủ đề được lựa chọn cho các bài viết dựa trên học máy. Các dự đoán thì thường đúng, nhưng không phải luôn luôn.

Sẽ ra sao nếu như danh sách không cho tôi bất kỳ bài viết nào?

Nếu bạn không thấy bất kỳ bài viết nào, bạn nên thử thêm một vài chủ đề bạn hứng thú khác nữa, hoặc thêm một số loại sửa đổi khác nữa.

Điều gì xảy ra sau khi tôi xuất bản sửa đổi của mình?

Ở hầu hết các ngôn ngữ, sửa đổi của bạn ngay lập tức xuất hiện trên Internet! Ở một số ngôn ngữ khác, sửa đổi của bạn sẽ phải được chấp thuận bởi một biên tập viên có kinh nghiệm trước khi người khác có thể thấy nó.

Tôi có cần phải sửa đổi toàn bộ bài viết không?

Không. Bạn có thể sửa bất cứ phần nào bạn muốn, kể cả chỉ là một lỗi chính tả nhỏ. Người đọc Wikipedia trân trọng mỗi và mọi đóng góp của bạn.

Tại sao tôi không thể lựa chọn loại nhiệm vụ "tạo bài viết mới"?

Tạo bài viết mới là một trong những thứ khó thực hiện nhất trên Wikipedia, bởi vì nó đòi hỏi bạn sử dụng nhiều kỹ năng Wikipedia cùng với nhau. Chúng tôi khuyến khích bạn trước hết học thực hiện những sửa đổi đơn giản hơn trước khi cố gắng tự mình viết một bài viết. Đó là lý do nhiệm vụ này không được bật lên -- mặc dù có thể chúng tôi sẽ làm vậy trong tương lai.

Sẽ ra sao nếu tôi cần thêm sự trợ giúp?

Sửa đổi Wikipedia không phải lúc nào cũng dễ dàng, và những tình nguyện viên khác luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn! Một cách hay để nhờ trợ giúp là thông qua cố vấn của bạn. Tại trang nhà, bạn được phân một người cố vấn, và bạn có thể click và hỏi người đó một câu hỏi. Thường thì bạn sẽ có hồi đáp sau một vài ngày.

Tôi có thể tìm hiểu thêm về sửa đổi gợi ý và dự án mẹ ở đâu?

Bạn có thể đọc trang chi tiết về dự án và hỏi chúng tôi về nó tại trang thảo luận.

Hướng dẫn từng bước bằng hình ảnh

Máy tính để bàn


Điện thoại di động