Tăng trưởng/Kết quả
Trang này chứa các số liệu và bảng biểu thể hiện sự sử dụng và ảnh hưởng của các tính năng Tăng trưởng. Những kết quả này là tính đến tháng 11 năm 2020.
Nhiệm vụ người mới
Nhiệm vụ người mới là tính năng chính trên trang nhà người mới. Nó sử dụng các bản mẫu bảo trì để gợi ý bài viết chứa các sửa đổi dễ, ví dụ như biên tập hay thêm liên kết wiki. Người mới có thể chọn chủ đề mà họ quan tâm rồi sau đó được hướng dẫn cách hoàn thành các sửa đổi sau khi họ chọn một bài viết. Tính năng này đã thành công trong việc đưa đến các sửa đổi có ích từ người mới đến và làm tăng lượng người mới đến sửa đổi.
Số liệu chung
- Tính đến tháng 1 năm 2021, 8.200 người mới đến đã tạo 56.000 sửa đổi thông qua luồng công việc được triển khai tại 17 Wikipedia này.
- Lượng sửa đổi và biên tập viên đã tăng nhanh chóng do những cải thiện của tính năng và do có thêm nhiều wiki triển khai tính năng hơn.
- Họ biên tập bài viết, thêm liên kết, và đôi lúc thêm các nội dung mới với nguồn tham khảo.
- Các sửa đổi nhiệm vụ người mới có vẻ như có chất lượng cao. Thông thường thì 18% lượng sửa đổi do người mới đến tạo ra bị lùi sửa. Chỉ 12% sửa đổi do người mới đến tạo ra thông qua nhiệm vụ người mới bị lùi sửa.
- 21% những người dùng này tạo 5 sửa đổi gợi ý hoặc nhiều hơn.
- 12% những người dùng này tạo sửa đổi gợi ý trong 3 ngày hoặc nhiều hơn.
- Một số wiki tham gia vào nhiệm vụ người mới năng nổ hơn so với các wiki khác. Ví dụ, với quy mô của mình thì Wikipedia tiếng Ba Tư không có lượng sửa đổi gợi ý quá cao.
- Một số người dùng thực hiện một vài sửa đổi gợi ý sau đó chuyển sang những loại đóng góp khó hơn, ví dụ như biên dịch nội dung. Các người dùng khác tiếp tục thực hiện sửa đổi gợi ý ngày này qua ngày khác.
-
Số lượng sửa đổi gợi ý được hoàn thành trên mỗi wiki mỗi tuần, từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 11 năm 2020, với một đường thẳng cho tổng số.
-
Số lượng người dùng khác nhau hoàn thành sửa đổi gợi ý trên mỗi wiki mỗi tuần, từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 11 năm 2020.
Thí nghiệm tầm ảnh hưởng
Để hiểu thêm về tầm ảnh hưởng của các tính năng Tăng trưởng, và đặc biệt là "nhiệm vụ người mới", chúng tôi đã triển khai các tính năng trong một thí nghiệm có kiểm soát. Một số người mới đến nhận được tính năng (nhóm nghiên cứu) và một số thì không (nhóm kiểm soát) Thí nghiệm kéo dài trong sáu tháng, và chúng tôi thu thập dữ liệu từ Wikipedia tiếng Việt, tiếng Séc, tiếng Ả Rập và tiếng Hàn Quốc.
Nhìn chung, từ phân tích cho thấy các tính năng Tăng trưởng giúp cải thiện hiệu quả của người dùng mới. Dưới đây là một số điểm quan trọng nhất.
- Trong việc tạo sửa đổi bài viết đầu tiên thì người mới đến có được tính năng Tăng trưởng có tỉ lệ cao hơn 11,6% (tức là được "khởi động").
- Trong việc tạo sửa đổi bài viết "không bị lùi sửa" đầu tiên thì người mới đến có được tính năng Tăng trưởng có tỉ lệ cao hơn 26,7%.
- Chúng tôi tin rằng họ cũng có khả năng được giữ chân hơn (tức là việc họ quay trở lại và tạo thêm sửa đổi bài viết vào một ngày khác).
- Các tính năng cũng làm tăng số lượng sửa đổi mà không làm giảm tính có ích (tức là liệu sửa đổi có bị lùi sửa không).
Chúng tôi tin rằng những kết quả này chứng thực rằng các tính năng Tăng trưởng, cụ thể là nhiệm vụ người mới, đã khiến người mới sửa đổi nhiều hơn và ở lại wiki lâu hơn.
Vì những kết quả này, chúng tôi nghĩ rằng mọi Wikipedia nên cân nhắc triển khai những tính năng này.
Xem trang này để biết thêm chi tiết kết quả cuộc thí nghiệm.
Cố vấn và bảng trợ giúp
Mô-đun cố vấn trên trang nhà người mới phân cho mỗi người mới một cố vấn viên từ danh sách các người dùng có kinh nghiệm đăng ký làm cố vấn. Người mới đến sau đó có một cách đơn giản để đặt câu hỏi mà không cần phải sử dụng trang thảo luận mã nguồn wiki.
Bảng trợ giúp hiện diện bất cứ khi nào người mới đến sửa đổi một trang, và cung cấp cho họ một nơi để đặt câu hỏi lên bàn trợ giúp của trang wiki của họ. Nó cũng cho phép họ tìm kiếm các trang trợ giúp.
Những kết quả này tính đến tháng 11 năm 2020:
- 14.228 câu hỏi cố vấn đã được hỏi bởi 11.785 người dùng.
- 2.029 câu hỏi bảng trợ giúp đã được hỏi bởi 1.544 người dùng.
- Khoảng 20% người dùng mới nhìn thấy bảng trợ giúp đã mở nó lên, và khoảng 50% những người mở nó lên đã tương tác với nó.
- Bản thân bảng trợ giúp đứng một mình thì không giúp làm tăng sửa đổi của người mới đến, nhưng chúng tôi đã giữ lại tính năng này bởi vì chúng tôi sử dụng nó để cung cấp hướng dẫn như là một phần của luồng nhiệm vụ người mới đầy hứa hẹn được miêu tả ở trên.